COPD có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn mỗi ngày, nhưng không có nghĩa là không có cơ hội kiểm soát những yếu tố có thể kích hoạt triệu chứng. Điều trị thường xuyên và lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống cân bằng và vận dụng các kỹ thuật thở, có thể giúp bạn kiểm soát bệnh COPD bằng cách kiểm soát các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển xấu đi của các tổn thương phổi¹.
Vận động viên bị COPD Russell Winwood cùng bác sĩ của ông là BS. Wayne Kelly trao đổi về cuộc sống hàng ngày với bệnh COPD.
Yêu cầu brochure SimplyGo Mini
Yêu cầu brochure SimplyGo Mini
Chuẩn bị và tuân thủ một kế hoạch hành động có thể giúp bạn có cuộc sống gần với bình thường nhất có thể khi bị COPD. Kế hoạch hành động về COPD nhằm đưa ra những hướng dẫn để bạn làm theo tùy thuộc cảm giác của bạn và độ nặng của các triệu chứng. Kế hoạch hành động thường được chia thành các vùng xanh lục, vàng và đỏ tương ứng với các triệu chứng, thay đổi từ bình thường đến nặng hơn. Bạn cũng cần phải tuân thủ đúng kế hoạch dù cảm thấy việc hít thở đang ổn. Gặp bác sĩ thường xuyên giúp bạn có cơ hội trao đổi về tình trạng sức khỏe chung của mình, bao gồm những cơn bùng phát có thể có và việc thay đổi thuốc2.
Triệu chứng COPD có thể bị kích hoạt bởi môi trường, vì vậy nhận biết điều gì có thể gây cơn bùng phát sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn mỗi ngày. Một số gợi ý nhằm giảm thiểu yếu tố kích hoạt COPD bao gồm:
Điều trị thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh không chỉ giúp bạn kiểm soát triệu chứng, mà còn góp phần làm chậm diễn tiến của COPD và giúp bạn tận hưởng cuộc sống năng động. Hãy cân nhắc những thay đổi lối sống và bí quyết kiểm soát sau đây:3,4:
Ngừng hoặc tránh hút thuốc
Tập thể dục thường xuyên
Ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý
Tập luyện kỹ thuật thở và thư giãn
Học cách ho hiệu quả
Nhận diện và tránh những yếu tố gây kích hoạt cơn bùng phát
Có kế hoạch hành động khi có cơn bùng phát
Dùng thuốc theo đúng toa bác sĩ
Gặp bác sĩ thường xuyên dù cảm thấy khỏe, đặc biệt là khi có bất cứ lo ngại gì
COPD là thuật ngữ bao gồm một số tình trạng bệnh phổi tiến triển khiến bệnh nhân thở khó khăn, bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng¹. Một trong những nguyên nhân chính là tiếp xúc lâu ngày với khói thuốc lá, đặc biệt là hít khói vào. Tuy nhiên, hít khói thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí, khói hóa chất và bụi từ môi trường hoặc nơi làm việc cũng đều có thể gây COPD². 1. Web MD. What is chronic obstructive pulmonary disease (COPD)? 2. Web MD. 10 FAQs About Living With COPDWhat is chronic obstructive pulmonary disease (COPD)?
http://www.webmd.com/lung/copd/tc/chronic-obstructive-pulmonary-disease-copd-overview
Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2015
http://www.webmd.com/lung/copd/10-faqs-about-living-with-copd#2
Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2015
Bệnh ho mạn tính, kéo dài vài tuần mà không có bệnh khác kèm theo như cảm lạnh hoặc cúm, là dấu hiệu đầu tiên của COPD. Cơn ho thường nặng hơn vào buổi sáng, và có thể gia tăng do vận động hoặc khói thuốc. Những triệu chứng đặc trưng khác bao gồm khó thở, khò khè, nặng ngực và tăng tiết dịch nhầy (hay đàm) 1,2. 1. Healthline. Six signs of COPD. 2. European Lung Foundation. Lung Factsheet: Living well with COPD. www.european-lung-foundation.org
http://www.healthline.com/health-slideshow/copd-symptoms#9
Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2015.
Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.
Một trong những nguyên nhân chính của COPD là tiếp xúc lâu ngày với khói thuốc lá, nhất là hít khói thuốc vào. Nhưng hít khói thuốc thụ động, ô nhiễm không khí, khói hóa chất hoặc bụi từ nơi làm việc cũng có thể gây bệnh1. 1. Web MD. 10 FAQs About Living With COPDWhat is chronic obstructive pulmonary disease (COPD)? 2. medicinenet.com. Chronic Bronchitis Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2015.
Những phần tử được hít vào này làm cho các tuyến nhầy lót trong phế quản tiết ra nhiều dịch nhầy hơn bình thường. Ngoài ra, chúng kích hoạt hiện tượng viêm làm cho thành phế quản dày lên và phù nề. Các yếu tố môi trường và di truyền cũng có thể góp phần trong sự phát triển bệnh COPD 1,2.
http://www.webmd.com/lung/copd/10-faqs-about-living-with-copd#2
Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2015
http://www.medicinenet.com/chronic_bronchitis/page3.htm
Mặc dù chưa có thuốc trị dứt COPD, có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả giúp bạn kiểm soát triệu chứng của COPD để có thể sống một cuộc sống năng động1. 1. Healthline. COPD and You: Managing Your Symptoms. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.
http://www.healthline.com/health/copd/and-you-symptom-management#1
COPD có bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn có các triệu chứng khác nhau với độ nặng tăng dần. Tuy nhiên, bằng cách giám sát các triệu chứng và kiểm soát chúng một cách hiệu quả, bạn có thể làm chậm diễn tiến của bệnh và tận hưởng một cuộc sống năng động hơn1,2. 1. Healthline. COPD and You: Managing Your Symptoms. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015. 2. Healthline. COPD: Symptoms and Stages. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2015.
http://www.healthline.com/health/copd/and-you-symptom-management#1
http://www.healthline.com/health/copd/stages#Overview1
Phối hợp một chương trình tập thể dục, giáo dục và hỗ trợ, phục hồi chức năng phổi có thể giúp bạn sống thoải mái hơn với bệnh COPD nhờ gia tăng khả năng vận động thể chất và cải thiện khả năng di chuyển. Bạn sẽ được học về kỹ thuật thở hiệu quả, các bài tập thư giãn, sử dụng thuốc và oxy, dinh dưỡng tốt và bí quyết khi di chuyển, cũng như cách tránh các cơn bùng phát và duy trì sức khỏe. Phục hồi chức năng phổi cũng mang đến cơ hội gặp gỡ những người bệnh COPD khác để trao đổi kinh nghiệm, động viên lẫn nhau và gia tăng quyết tâm cải thiện sức lực và chiến đấu với bệnh1. 1. American Association of Cardiovascular and Pulmonary Rehabilitation (AACVPR). Pulmonary Rehabilitation.
http://www.copdfoundation.org/Portals/0/Files/pdfs/AACVPR-FactSheet.pdf
Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2015.
Di truyền học có thể có vai trò trong sự phát triển COPD, dù bạn chưa bao giờ hút thuốc hoặc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm trong thời gian dài. Cụ thể, khí phế thũng có thể được kích hoạt bởi sự thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (AAT), là một protein bảo vệ phổi tránh những tác dụng có hại của bạch cầu trong phổi. Tuy nhiên, không phải tất cả người bị COPD mà chưa từng hút thuốc đều thiếu AAT, do vậy, có ý kiến cho rằng còn những yếu tố di truyền khác kích hoạt COPD1. 1. COPD Foundation: COPD/Understanding-COPD/What-is- COPD.aspx#sthash.PjPozNK3.dpuf
http://www.copdfoundation.org/What-is-
Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2015.
Bạn có thể làm một số việc sẽ rất có ích để giúp bạn kiểm soát bệnh COPD1,2.
Bạn là nhân viên y tế chuyên khoa hô hấp?
1 Healthline. COPD: Treatment Options.http://www.healthline.com/health/copd/treatment-options#Overview1 Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015. 2 American Lung Association. Instructions for COPD MANAGEMENT PLAN.http://www.lung.org/lung-disease/copd/living-with-copd/ala-copd-management-plan.pdf Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015. 3 bettersleepandbreathing.com. Minimizing COPD Flareups. http://www.bettersleepandbreathing.com/post/78457078071/minimizing-copd-flareups Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
4 COPD Foundation. Staying Healthy and Avoiding Exacerbations. http://www.copdfoundation.org/What-is-COPD/Living-with-COPD/Staying-Healthy-and-Avoiding-Exacerbations.aspx Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
You are about to visit a Philips global content page
Continue