Ngày nay, khi các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ phức tạp, yêu cầu đối với khoa tim mạch càng ngày càng lớn, các cơ sở y tế đứng trước áp lực đảm bảo chất lượng chăm sóc ưu việt cùng với cải thiện hiệu quả vận hành của khoa phòng. Bên cạnh trình độ chuyên môn tốt, các bác sĩ cần có các giải pháp y tế thông minh, hỗ trợ quá trình chẩn đoán chính xác, với năng lực điều trị cá thể hóa và quy trình tối ưu để đáp ứng được yêu cầu này.
Nắm bắt được yêu cầu nói trên, Philips đã tích hợp giải pháp chẩn đoán hình ảnh, dụng cụ can thiệp, công cụ phần mềm, và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tại mỗi thời điểm trong hành trình của bệnh nhân nhằm giúp các bác sĩ chẩn đoán nhanh hơn, chính xác hơn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu suất luồng công việc, mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân và các nhân viên y tế.
Tại hội thảo chuyên đề tim mạch tổ chức tại Bệnh viện Trung ương Huế vào trung tuần tháng 7.2022, Philips đã trình làng giải pháp chăm sóc tim mạch toàn diện theo hành trình của một bệnh nhân trong bệnh viện thông minh từ khâu thăm khám, chẩn đoán, theo dõi, can thiệp điều trị tới phục hồi. Hội thảo quy tụ 100 bác sĩ và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực can thiệp tim mạch đến từ khắp cả nước với nhiều bài báo cáo chuyên môn cũng như cập nhật công nghệ mới trên thế giới.
Trong thăm khám, việc kiểm tra điện tâm đồ (ECG) đối với một bệnh nhân có cơn đau thắt ngực hay cơn loạn nhịp có kèm hay không kèm tiền sử về tim mạch luôn là khâu đánh giá đầu tiên cần thực hiện. Với giải pháp ECG của Philips, kết quả ECG hiển thị ngay bản đồ về tổn thương ST, không chỉ giúp bác sĩ mà ngay cả điều dưỡng cũng có thể nhận diện được nguy cơ của bệnh nhân. Bên cạnh đó, hệ thống ECG gắng sức, Holter ECG và hệ thống quản lý dữ liệu ECG Anywhere của Philips cũng được giới thiệu tại hội nghị và nhận được sự đánh giá cao của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Ứng dụng ECG Anywhere trên nền tảng số hóa giúp bác sĩ có thể truy cập dữ liệu ECG của bệnh nhân mọi lúc, mọi nơi, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao tính an toàn cho bệnh nhân và người dùng.
Ngoài ra, bệnh nhân được siêu âm tim ngay tại nơi xảy ra sự cố với hệ thống siêu âm tim bỏ túi Philips Lumify. Hình ảnh siêu âm được truyền trực tiếp về trung tâm để đội ngũ chuyên gia nắm trước tình trạng bệnh cũng như hướng dẫn thực hiện các biện pháp cấp cứu cần thiết. Bệnh nhân sẽ được tiếp tục thăm khám tim mạch chuyên sâu trên hệ thống Philips EPIQ CVx nhằm phát hiện những bất thường về cấu trúc cũng như chức năng tim ngay từ khi chưa xuất hiện triệu chứng. Hệ thống ứng dụng các phép đo tự động, giúp rút ngắn luồng công việc, nâng cao hiệu suất thăm khám.
Tiếp theo, để đánh giá toàn diện hình thái, chức năng cũng như tổn thương của động mạch vành, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT cho bệnh nhân. Hệ thống chụp CT phổ 7500 thế hệ mới của Philips giúp bác sĩ tự tin đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác với quy trình thu hình CT phổ duy nhất cho tất cả các thăm khám của bệnh nhân.
Với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ hình ảnh học và dụng cụ can thiệp của thế giới trong những thập kỷ qua, nhiều kỹ thuật can thiệp xâm lấn tối thiểu mới đã ra đời và dần thay thế cho phẫu thuật mổ hở truyền thống khi tiếp cận điều trị những bệnh lý tim mạch. Tại hội thảo này, Philips đã mang tới giải pháp phòng lab Hybrid tiên tiến với hệ thống chụp mạch cao cấp Azurion FlexArm. Sự linh hoạt vượt trội của cánh tay FlexArm cho phép tiếp cận bệnh nhân từ mọi vị trí, mọi góc độ, nhờ vậy có thể đáp ứng cho mọi kỹ thuật can thiệp, từ can thiệp mạch vành thường quy tới những can thiệp phức tạp trong bệnh lý tim cấu trúc, tim bẩm sinh. Ngoài ra, khả năng tích hợp đa thiết bị của hệ thống chụp mạch Azurion giúp bác sĩ chủ động truy cập dữ liệu lâm sàng từ nhiều hệ thống, thiết bị khi cần như siêu âm lòng mạch IVUS, hệ thống thăm dò sinh lý mạch vành iFR… Mọi thao tác được thực hiện ngay trên màn điều khiển cảm ứng cạnh bàn can thiệp và bác sĩ có thể tự tin ra các quyết định lâm sàng nhanh chóng mà không cần phải rời khỏi không gian vô khuẩn của phòng lab can thiệp.
Hành trình của bệnh nhân từ khi vận chuyển trên xe cấp cứu tới các khoa phòng khác nhau trong bệnh viện luôn có sự đồng hành của monitor Philips Intellivue X3 để liên tục theo dõi các thông số sinh tồn và cập nhật dữ liệu này lên hệ thống thông tin của bệnh viện. Intellivue X3 với thiết kế nhỏ gọn, không chỉ vận hành độc lập như một monitor di động mà còn có thể tích hợp vào hệ thống theo dõi và tính toán huyết động trong phòng can thiệp.
Ông Vũ Đức Nhất, Tổng giám đốc Philips Việt Nam chia sẻ: “Trong thời đại của kết nối hiện nay, một công nghệ đơn lẻ khó có thể mang tới sự thay đổi vượt bậc. Thay vào đó, sự tích hợp của nhiều công nghệ và nguồn dữ liệu khác nhau mới là chìa khóa để chúng ta tạo ra sự khác biệt lớn cho đội ngũ y bác sĩ và bệnh nhân và đó chính là giải pháp tim mạch toàn diện mà Philips mang đến, góp phần mang lại chất lượng chẩn đoán và điều trị ngày càng tốt hơn cho bệnh nhân”.
Royal Philips (NYSE: PHG, AEX: PHIA) là tập đoàn công nghệ y tế hàng đầu với phương châm hướng đến việc cải thiện sức khoẻ con người và mang lại các kết quả chẩn đoán và điều trị tốt hơn từ việc tạo dựng lối sống lành mạnh cho tới phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khoẻ tại nhà. Philips tận dụng các công nghệ tiên tiến cũng như hiểu biết sâu sắc về lâm sàng và khách hàng để đưa ra những giải pháp tích hợp. Có trụ sở chính tại Hà Lan, công ty dẫn đầu trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, thiết bị điều trị có dẫn hướng bằng hình ảnh, giải pháp theo dõi bệnh nhân và ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế, cũng như trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cá nhân và tại nhà. Trong năm 2021 Philips đạt doanh thu 17.3 tỷ Euro với khoảng 77,000 nhân viên có mặt tại hơn 100 quốc gia. Để biết thêm thông tin về Philips, vui lòng truy cập www.philips.com/newscenter.