thg 6 14, 2023

Lộ trình vận chuyển bệnh nhân đột quỵ trực tiếp tới thiết bị chụp mạch can thiệp của Philips: phân tích mới cho thấy sự tiết kiệm chi phí đáng kể đi đôi cùng những cải thiện trong kết quả điều trị.


Những phân tích về chi phí của Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Vall d'Hebron cho thấy lộ trình vận chuyển bệnh nhân đột quỵ trực tiếp tới thiết bị chụp mạch can thiệp có thể tiết kiệm hơn 3.000 USD cho mỗi bệnh nhân.

Amsterdam, Hà Lan – Royal Philips (NYSE: PHG, AEX: PHIA), công ty hàng đầu thế giới về công nghệ y tế, hôm nay đã công bố kết quả phân tích chi phí y tế đăng trên Tạp chí Phẫu thuật Can thiệp Thần kinh (JNIS) cho thấy một cách tiếp cận đột phá đối với lộ trình chăm sóc đột quỵ giúp giảm chi phí trung bình 2.848 EUR (~3.120 USD) cho mỗi bệnh nhân. Phân tích hồi cứu đã xem xét dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng đơn trung tâm có đối chứng ANGIOCAT được tiến hành tại Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Vall d'Hebron (Barcelona, Tây Ban Nha) [1]. Các kết quả trước đó từ nghiên cứu này đã chứng minh rằng lộ trình 'Direct-to-Angio Suite' (DTAS) cải thiện kết quả lâm sàng cho những bệnh nhân đột quỵ.

Nghiên cứu lâm sàng ANGIOCAT đã chỉ ra rằng việc đưa bệnh nhân đột quỵ trực tiếp đến phòng can thiệp sẽ cải thiện kết quả điều trị của bệnh nhân. Các dữ liệu đồng thời cho chúng ta biết lộ trình này cũng có thể làm giảm đáng kể chi phí.

Tiến sĩ Manuel Requena

Bác sĩ Can thiệp Thần Kinh và Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Vall d'Hebron

Tiến sĩ Manuel Requena, Bác sĩ Can thiệp Thần Kinh và Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Vall d'Hebron cho biết. “Nghiên cứu lâm sàng ANGIOCAT đã chỉ ra rằng việc đưa bệnh nhân đột quỵ trực tiếp đến phòng can thiệp sẽ cải thiện kết quả điều trị của bệnh nhân. Các dữ liệu đồng thời cho chúng tôi biết lộ trình này cũng có thể làm giảm đáng kể chi phí. Điều này cho thấy rằng khoản đầu tư ban đầu cho quy trình DTAS sẽ mang lại lợi nhuận đầu tư nhanh chóng cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.”

Đổi mới lộ trình chăm sóc đột quỵ

Sau khi phân loại ban đầu tại khoa cấp cứu, lộ trình điều trị đột quỵ thông thường bao gồm đưa bệnh nhân đến khoa chẩn đoán hình ảnh để chụp chẩn đoán bằng CT hoặc MRI não. Điều này làm tăng thêm thời gian, khiến tình trạng bệnh nhân diễn tiến xấu hơn do những lỗ hổng trong giao tiếp, thông tin và khả năng tiếp cận chuyên môn về đột quỵ. Đối với các trung tâm đột quỵ, một giải pháp thay thế tiết kiệm thời gian là có một phòng can thiệp chuyên dụng thường trực ở chế độ chờ, bệnh nhân đột quỵ có thể được chuyển đến ngay sau khi nhập viện. Bằng cách sử dụng hình ảnh CT chùm tia hình nón, chẳng hạn như được tích hợp trong Hệ thống chụp mạch can thiệp tiên tiến của Philips – Azurion , các bác sĩ lâm sàng có thể chẩn đoán và can thiệp ngay tại chỗ, tiết kiệm thời gian quý báu. Các phân tích về chi phí y tế chỉ ra rằng có thể đạt được lợi nhuận tích cực khi đầu tư vào một hệ thống chụp mạch chuyên dụng chỉ trong một vài năm.

Công nghệ thu hình CT chùm tia hình nón của Philips

Quy trình làm việc DTAS của Philips được hỗ trợ nhờ tính năng chụp não bằng CT chùm tia hình nón (CBCT) được thực hiện trực tiếp trong hệ thống chụp mạch để chẩn đoán tình trạng bệnh nhân. CBCT sử dụng một chùm tia X hình nón và một cảm biến nhận ảnh phẳng được gắn trên giàn C-arm tương tự như giàn được sử dụng thường quy trong một hệ thống chụp mạch, chụp nhiều hình ảnh từ các góc độ khác nhau để tái tạo lại hình ảnh 3D của não. Nhờ những đột phá về công nghệ, Philips đã tăng độ tin cậy trong chẩn đoán của CBCT từ 32% lên 93% trong vòng vài năm [3][4][5]. Công nghệ này có thể loại trừ các khả năng xuất huyết nội sọ và xác định tắc mạch lớn (LVO), chiếm khoảng một phần tư đến một nửa số ca đột quỵ thiếu máu cấp tính [2]. Bệnh nhân được chẩn đoán có LVO sau đó có thể được phẫu thuật ngay lập tức bằng cách sử dụng quy trình xâm lấn tối thiểu có dẫn hướng bằng hình ảnh được gọi là thủ thuật lấy huyết khối cơ học để mở thông động mạch bị tắc gây ra đột quỵ.

Chi phí thấp hơn, kết quả điều trị tốt hơn

Nhiều nghiên cứu đơn trung tâm đã cùng cho thấy tác động tích cực của DTAS trên kết quả lâm sàng, từ đó càng nhiều trung tâm chuyên đột quỵ đã áp dụng nó. Một dự án thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đa trung tâm có tên là WE-TRUST (Tối ưu hóa quy trình làm việc để giảm thời gian tới khi thực hiện tái tưới máu nội mạch cho điều trị đột quỵ siêu nhanh ) [8] hiện đang được tiến hành để xác thực lợi ích của DTAS đối với bệnh nhân.


Danh mục giải pháp và sản phẩm chăm sóc đột quỵ của Philips bao gồm các giải pháp theo dõi đột quỵ và liên lạc trong xe cứu thương, đánh giá bệnh nhân đột quỵ từ xa, chẩn đoán và phân tích hình ảnh, điều trị dẫn hướng bằng hình ảnh, theo dõi và đánh giá thần kinh, v.v. Các giải pháp điều trị đột quỵ có hướng dẫn bằng hình ảnh của Philips dựa trên Hệ thống chụp mạch can thiệp – Philips Azurion.

 

[1] Requena M, Vanden Bavière H, Verma S, et al. Cost-utility of direct transfer to angiography suite (DTAS) bypassing conventional imaging for patients with acute ischemic stroke in Spain: results from the ANGIOCAT trial.Journal of NeuroInterventional Surgery Published Online First: 27 April 2023. doi: 10.1136/jnis-2023-020275

[2] World Stroke Organization (WSO): Global Stroke Fact Sheet 2022 (https://www.world-stroke.org/assets/downloads/WSO_Global_Stroke_Fact_Sheet.pdf)

[3] Nicholson P, Cancelliere NM, Bracken J, et al. Novel flat-panel cone-beam CT compared to multi-detector CT for assessment of acute ischemic stroke: A prospective study. Eur J Radiol. 2021 May;138:109645. doi: 10.1016/j.ejrad.2021.109645. Epub 2021 Mar 10. PMID: 33725654.

[4] Cancelliere NM, Hummel E, van Nijnatten F, et al. The butterfly effect: improving brain cone-beam CT image artifacts for stroke assessment using a novel dual-axis trajectory. J Neurointerv Surg. 2023 Mar;15(3):283-287. doi: 10.1136/neurintsurg-2021-018553. Epub 2022 Apr 27. PMID: 35478176; PMCID: PMC9985729.

[5] Cancelliere NM, van Nijnatten F, Hummel E, et al. Motion artifact correction for cone beam CT stroke imaging: a prospective series. J Neurointerv Surg. 2022 Dec 23:neurintsurg-2021-018201. doi: 10.1136/jnis-2021-018201. Epub ahead of print. PMID: 36564201.

[6] WE-TRUST. Workflow optimization to reduce time to endovascular reperfusion for ultra-fast stroke treatment, ClinicalTrials. gov, U.S. National Library of Medicine, identifier: NCT04701684. n.d. Available: https://clinicaltrials.gov/ct2/show/ NCT04701684. The WE-TRUST study is sponsored by Philips.

Thông tin về Royal Philips

Royal Philips (NYSE: PHG, AEX: PHIA) là tập đoàn công nghệ y tế hàng đầu với phương châm hướng đến việc cải thiện sức khoẻ con người và mang lại các kết quả chẩn đoán và điều trị tốt hơn từ việc tạo dựng lối sống lành mạnh cho tới phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khoẻ tại nhà. Philips tận dụng các công nghệ tiên tiến cũng như hiểu biết sâu sắc về lâm sàng và khách hàng để đưa ra những giải pháp tích hợp. Có trụ sở chính tại Hà Lan, công ty dẫn đầu trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, thiết bị điều trị có dẫn hướng bằng hình ảnh, giải pháp theo dõi bệnh nhân và ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế, cũng như trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cá nhân và tại nhà. Trong năm 2022 Philips đạt doanh thu 17.8 tỷ Euro với khoảng 74.000 nhân viên có mặt tại hơn 100 quốc gia. Để biết thêm thông tin về Philips, vui lòng truy cập www.philips.com/newscenter.

Đọc thêmĐọc ít hơn

Chủ đề

Liên hệ

Joost Maltha

Joost Maltha

Philips Global Press Office

Tel: +31 6 10 55 8116

You are about to visit a Philips global content page

Continue

Thư viện truyền thông

Philips Neuro suite

Chia sẻ trên mạng xã hội

Tin tức liên quan

You are about to visit a Philips global content page

Continue

Bạn có thể xem trang web của chúng tôi tốt nhất bằng phiên bản mới nhất của Microsoft Edge, Google Chrome hoặc Firefox