Amsterdam, Hà Lan – Royal Philips (NYSE: PHG, AEX: PHIA), tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ y tế, hôm nay công bố các giải pháp chẩn đoán hình ảnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được giới thiệu tại Hội nghị Điện quang châu Âu (ECR) diễn ra tại Vienna, Áo. Đồng thời, Philips sẽ đẩy mạnh triển khai các dịch vụ điện toán đám mây trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh đến khách hàng tại thị trường Châu Âu. Với chủ đề Planet Radiology của ECR năm nay, Philips tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu phát triển các giải pháp phần cứng và phần mềm tiên tiến theo hướng bền vững, giúp giảm dấu chân carbon, mở rộng phạm vi tiếp cận dịch vụ y tế.
Ông Bert van Meurs, Giám đốc Kinh doanh ngành hàng Can thiệp dưới dẫn hướng hình ảnh của Philips, chia sẻ: “Bằng cách tích hợp trực tiếp trí tuệ nhân tạo (AI) vào cả hệ thống chẩn đoán và quy trình làm việc, chúng tôi đang nâng cao năng lực của ngành chẩn đoán hình ảnh thế hệ mới, giúp tối ưu hóa độ chính xác trong hình ảnh và mở rộng phạm vi tiếp cận điều trị. Khách hàng của chúng tôi cần được truy cập các dữ liệu chính xác vào đúng thời điểm, trong đó các hệ thống chẩn đoán hình ảnh thông minh với phần mềm tiên tiến có thể đẩy nhanh tốc độ chẩn đoán và điều trị, đặc biệt trong bối cảnh số lượng bệnh nhân gia tăng nhanh chóng ở những lĩnh vực quan trọng như bệnh Alzheimer, đột quỵ và tim mạch.”
Sự hợp tác giữa chúng tôi với Philips nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối các nhà lãnh đạo tư tưởng và những người tiên phong trong ngành để thúc đẩy sự tiến bộ trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Philips đã và đang giữ vai trò dẫn đầu trong việc phát triển hệ thống y tế bền vững và công bằng
Theo GS. Andrea Rockall
Chủ tịch Hiệp hội Điện quang Châu Âu (ESR)
Ông cũng chia sẻ: “ECR 2025 là một hệ sinh thái duy nhất nơi sáng tạo- đổi mới công nghệ và chuyên môn hội tụ để định hình tương lai của ngành chẩn đoán hình ảnh.”
Philips sẽ ra mắt hệ thống MRI BlueSeal thế hệ mới không sử dụng helium tại Châu Âu – hệ thống MRI 1.5T hiệu suất cao đầu tiên trên thế giới với công nghệ không tiêu hao helium [1]. Hệ thống này được tích hợp AI vào toàn bộ quy trình MRI để tối ưu hóa tốc độ quét và đơn giản hóa quy trình chẩn đoán. Với hơn 1.500 hệ thống đã được lắp đặt trên toàn cầu, công nghệ BlueSeal MR thế hệ tiếp theo sẽ được trang bị các tính năng tiên tiến trong Phần mềm MR Workspace của Philips, bao gồm nền tảng AI hỗ trợ kỹ thuật viên giảm thiểu tồn đọng công việc bằng cách tự động hóa tới 80% quy trình chụp[2]. • Công nghệ tái tạo hình ảnh Precise Image AI, giúp nâng cao chất lượng ảnh ngay cả ở mức liều tia X cực thấp. • Camera định vị thông minh AI, giúp tối ưu hóa vị trí quét. • Bộ cảm biến NanoPanel Precise, được thiết kế chuyên biệt cho AI. Những cải tiến mới nhất trong công nghệ CT mang lại chất lượng hình ảnh vượt trội ngay cả ở mức liều tia siêu thấp, đồng thời nâng cao hiệu suất vận hành, giúp các bác sĩ lâm sàng tối ưu hóa quy trình xử lý khối lượng can thiệp tim mạch ngày càng gia tăng một cách hiệu quả hơn. Tại ECR 2025, Philips sẽ giới thiệu các hệ thống tiên tiến trong nhóm Can thiệp dưới dẫn hướng hình ảnh, bao gồm hệ thống Azurion Neuro Biplane, một giải pháp can thiệp toàn diện hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán chính xác, dẫn hướng hình ảnh và đánh giá hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đột quỵ hoặc các bệnh lý mạch máu não phức tạp khác. Các kỹ thuật can thiệp xâm lấn tối thiểu được thực hiện bởi những hệ thống như Azurion đóng vai trò quan trọng trong quy trình chẩn đoán và điều trị đột quỵ, nơi từng phút giây đều mang tính quyết định đến chất lượng cuộc sống và tiên lượng sự phục hồi của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, Philips cũng sẽ giới thiệu thế hệ tiếp theo của SmartSpeed, giúp giảm thời gian quét với độ chính xác cao hơn. Trong lĩnh vực CT, công ty ra mắt hệ thống CT 5300, một nền tảng CT định nghĩa bằng phần mềm mới. Hệ thống CT5300 tích hợp AI toàn diện nhằm cải thiện chất lượng hình ảnh, độ chính xác và hiệu suất, bao gồm:
Cứ mỗi 3 giây, trên toàn cầu lại ghi nhận một trường hợp đột quỵ, tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số đó có cơ hội tiếp cận các phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu cần thiết để phục hồi và duy trì sự sống.
Nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực và áp lực ngày càng lớn trong ngành y tế, Philips tiếp tục hợp tác với Amazon Web Services (AWS) để mở rộng dịch vụ điện toán đám mây tại Châu Âu. Sau khi đã triển khai thành công hệ thống Philips HealthSuite Imaging tại hơn 150 cơ sở y tế ở Bắc Mỹ và Mỹ La tinh, Philips đặt mục tiêu giúp bác sĩ và kỹ thuật viên có thể truy cập, chia sẻ dữ liệu hình ảnh một cách liền mạch từ bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào, qua đó tối ưu hóa quy trình vận hành. Tại ECR 2025, khách tham quan sẽ được trải nghiệm công nghệ Generative AI của Philips, giúp giảm thời gian chỉnh sửa báo cáo chẩn đoán bằng cách tích hợp lịch sử bệnh án và bối cảnh lâm sàng vào báo cáo cuối cùng, đảm bảo độ chính xác và tính toàn diện.
Siêu âm là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh linh hoạt và phổ biến nhất. Tuy nhiên, với sự gia tăng khối lượng bệnh nhân, ngành y tế đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt chuyên gia có kinh nghiệm, dẫn đến tỷ lệ kiệt sức cao và thời gian đào tạo dài cho nhân sự mới. Philips sẽ giới thiệu phiên bản phần mềm Elevate mới dành cho nền tảng siêu âm EPIQ Elite và Affiniti, với hơn 100 cấu hình hình ảnh được thiết lập sẵn giúp cải thiện chất lượng hình ảnh trong các lĩnh vực như chẩn đoán ổ bụng, mạch máu, nhi khoa, sản phụ khoa... Trong quá trình siêu âm ổ bụng, công nghệ tự động hóa tiên tiến nhất có thể rút ngắn thời gian tối ưu hóa thu nhận hình ảnh lên đến 50% [4]. Bên cạnh đó, tính năng tự động hóa trong đo độ đàn hồi gan giúp giảm tới 60% thời gian thực hiện kỹ thuật đàn hồi sóng biến dạng gan [5], nâng cao hiệu suất chẩn đoán và cải thiện trải nghiệm lâm sàng cho cả bác sĩ và bệnh nhân.
Philips tiếp tục cam kết giảm tác động môi trường bằng cách tích hợp các giải pháp bền vững vào sản phẩm và chuỗi cung ứng. Công ty đã đạt được trạng thái trung hòa carbon từ năm 2020 và đang tiếp tục phát triển các sản phẩm công nghệ cao nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, tối ưu hóa chu trình vòng đời sản phẩm và tăng cường áp dụng công nghệ số. Bằng cách hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng và ngành y tế, Philips hướng đến mục tiêu giảm đáng kể lượng khí thải carbon trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho nhiều bệnh nhân hơn. Vui lòng truy cập Philips tại ECR 2025 để tìm hiểu thêm thông tin.
[1] Công nghệ vận hành không sử dụng helium: 7 lít helium được niêm phong vĩnh viễn trong mạch làm lạnh đông (cryogenic circuit). [2] Tính năng SmartExam: Không áp dụng cho bệnh nhân có thiết bị cấy ghép tương thích MR (MR conditional implants). [3] Dịch vụ điện toán đám mây HealthSuite Imaging: Đang chờ sự phê duyệt của cơ quan chứng nhận (Notified Body - DEKRA) để triển khai tại thị trường EU. Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới – Đầu tư vào chăm sóc đột quỵ (2025). [4] D00277745B – Bằng chứng tiếp thị về hiệu suất quy trình làm việc (Workflow Efficiency) khi so sánh hệ thống EPIQ VM10 với VM7. [5] D001795093 – Bằng chứng tiếp thị về thời gian thực hiện Auto ElastQ trên phiên bản VM12.0_Rev.A
Royal Philips (NYSE: PHG, AEX: PHIA) là một tập đoàn công nghệ y tế hàng đầu, tập trung vào việc nâng cao sức khỏe và phúc lợi của con người thông qua những đổi mới có ý nghĩa. Các giải pháp đổi mới của Philips đặt trọng tâm vào con người và bệnh nhân, tận dụng công nghệ tiên tiến cùng với những hiểu biết chuyên sâu về lâm sàng và nhu cầu của người tiêu dùng nhằm cung cấp các giải pháp sức khỏe cá nhân và y tế chuyên nghiệp cho các cơ sở y tế và bệnh nhân tại bệnh viện cũng như tại nhà. Có trụ sở tại Hà Lan, Philips giữ vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực hình ảnh chẩn đoán, siêu âm, can thiệp dưới dẫn hướng hình ảnh, theo dõi bệnh nhân và giải pháp y tế số trong y tế, cũng như các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân. Năm 2023, Philips ghi nhận doanh thu 18,2 tỷ EUR và có khoảng 69.300 nhân viên, với hoạt động kinh doanh và dịch vụ tại hơn 100 quốc gia. Tin tức về Philips có thể được tìm thấy tại www.philips.com/newscenter.